“Mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn?” là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chị em đang mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, nail luôn là ngành đi đầu mảng làm đẹp, đặc biệt đối với những người có số vốn ít ỏi thì đây là lựa chọn phù hợp. Vậy mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng Eva Xinh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>>> XEM THÊM: Khoá học nail cơ bản gồm những gì? Lộ trình cho người mới bắt đầu
1. Chi phí mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn?
Nếu bạn có ý định mở tiệm nail thì chắc chắn phải tìm hiểu và dự trù trước các khoản kinh phí để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh. Thường chi phí cho việc mở tiệm nail sẽ dao động trong khoảng 150 – 300 triệu đồng. Dưới đây là các khoản chi phí cơ bản khi mở tiệm nail:
1.1. Chi phí thuê địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là khoản phí đầu tiên mà bạn cần phải có nếu muốn mở tiệm nail. Hầu hết các tiệm nail nếu muốn kinh doanh hiệu quả sẽ dành ra khoảng 13% tổng số vốn để thuê địa điểm kinh doanh. Tùy thuộc vào từng địa điểm và độ lớn của tiệm mà giá thuê sẽ dao động từ 7 – 10 triệu/ tháng.

Nếu bạn quyết định mở tiệm nail ở quê thì chi phí thuê mặt bằng sẽ rẻ hơn và bạn có thể dành số tiền còn lại cho các khoản khác. Nếu cơ sở bạn muốn thuê thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM thì chi phí khá đắt đỏ mà lượng khách hàng tiềm năng cũng sẽ ít hơn.
1.2. Chi phí thiết kế và thi công biển hiệu
Thứ mà khách hàng nhìn thấy ngay từ những lần đầu đó chính là biển hiệu. Chính vì vậy, nếu muốn thu hút được nhiều người đến tiệm của bạn thì chắc chắn việc đầu tư thiết kế biển hiệu là vô cùng quan trọng. Chi phí cho khoản này thường rơi vào khoảng 2 – 4 triệu đồng.

Biển hiệu đạt chuẩn sẽ cần có kích thước to, chữ in rõ ràng, có đầy đủ nội dung thông tin liên quan đến cơ sở của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo rằng biển hiệu có tính thẩm mỹ, gây được ấn tượng và tên dễ nhớ.
1.3. Kệ để lọ sơn và tủ đựng nail
Làm nail thì sơn móng và nail là hai thứ không thể thiếu. Để trưng bày các sản phẩm nail nhà bạn, chắc chắn sẽ cần đến kệ để đồ và tủ quầy. Tùy vào quy mô của từng tiệm nail mà bạn có thể mua các kệ tủ có kích thước phù hợp. Thường giá của việc đầu tư cho các kệ đựng cần từ 5 – 12 triệu đồng.
1.4. Chi phí sơn gel, mẫu nail, máy móc thiết bị
Để đảm bảo làm hài lòng khách hàng, tiệm nail của bạn phải có đa dạng các sản phẩm sơn gel, mẫu mail hợp xu hướng. Nếu cơ sở nhỏ, bạn có thể đầu tư cho bộ sơn gel trong tầm 15 – 30 triệu đồng tùy vào chất lượng của từng loại sơn.

Bên cạnh đó, các trang thiết bị, máy móc cũng là thứ giúp tạo ấn tượng trong mắt khách hàng, là công cụ hỗ trợ bạn trong quá trình làm nail. Chi phí cho khoản này thường sẽ là 500 nghìn – 3 triệu đồng/ máy.
>>>> ĐỌC NGAY: Trung tâm dạy nghề nail Eva Xinh – Khóa học nail chuẩn quốc tế
1.5. Chi phí ghế ngồi
Tương ứng với các bàn làm nail thì bạn cũng nên đầu tư cho các ghế ngồi, thường sẽ là 4 – 6 ghế để các nhân viên và khách hàng có không gian thoải mái nhất. Chi phí đầu tư cho ghế ngồi rơi vào khoảng 600 nghìn – 1,8 triệu đồng.

1.6. Chi phí thuê nhân viên
Để tiệm nail của bạn có thể phát triển, làm ăn phát đạt thì việc tuyển dụng nhân viên là điều bắt buộc. Các vị trí cơ bản mà bạn cần tuyển dụng đó là: nhân viên thu ngân, thợ làm móng, người làm truyền thông. Ít nhất nên có từ 2 – 3 nhân viên trở lên trong một tiệm làm nail.
Tùy thuộc vào số lượng nhân viên và thỏa thuận với chủ tiệm, chi phí thuê nhân viên sẽ dao động trong khoảng 3 – 5 triệu đồng.
1.7. Chi phí marketing
Với một của tiệm mới mở, bạn cần dành thời gian để đi quảng bá cho thương hiệu, hình ảnh của mình nhằm thu hút khách hàng. Khi đó, bạn sẽ cần đến một đội ngũ marketing hùng hậu để truyền thông cho tiệm nail của bạn. Thường giá thuê marketing sẽ dao động trong khoảng 5 – 10 triệu đồng.
1.8. Chi phí dự phòng
Ngoài các chi phi kể trên, bạn cũng cần chuẩn bị khoản chi phí dự phòng hàng tháng để tránh trường hợp phát sinh ra các vấn đề không nằm trong kế hoạch. Tùy vào điều kiện của từng người mà khoản chi phí này có thể khác nhau, thường bạn nên dự phòng từ 15 – 30 triệu đồng.

2. Tổng số vốn mở tiệm nail nhỏ cần bao nhiêu vốn?
Vậy mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn? Từ các khoản phí trên, ta có thể xác định rằng chi phí để mở tiệm nail nhỏ sẽ từ 70 – 150 triệu đồng bao gồm phí xây dựng, thiết kế biển hiệu, trang trí, lắp đặt và mua sắm thiết bị, vật tư.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có thêm từ 15 – 30 triệu đồng để duy trì hoạt động của tiệm trong từng tháng và 15 – 30 triệu đồng để phòng trường hợp có vấn đề phát sinh cần giải quyết.
>>>> TIN LIÊN QUAN:
- Chi phí học nghề nail là bao nhiêu? Để chuyên nghiệp mất bao lâu?
- Bộ dụng cụ làm nail cơ bản bao gồm những gì ? Chi phí ra sao?
3. Kinh nghiệm mở một tiệm nail hiệu quả?
Tự hào là nơi đào tạo nail chuyên nghiệp, Eva Xinh xin giới thiệu đến các bạn những kinh nghiệm hữu ích để mở một tiệm nail hiệu quả.
3.1. Xin giấy phép mở tiệm nail
Giấy phép kinh doanh là điều cần thiết để các tiệm nail hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Bạn cần có giấy phép mở tiệm nail khi bắt đầu kinh doanh và cách đơn giản nhất đó là dùng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cảu bạn cùng đơn xin cấp phép kinh doanh đến nộp cho cơ sở hợp pháp.

3.2. Học nghề làm nail
Và cuối cùng, để mở tiệm thành công thì bạn phải có niềm đam mê với nghề nail và cần có hiểu biết nhất định về ngành này. Để có được điều đó, bạn có thể tham gia các khóa học về nail kéo dài trong 2 tháng – 1 năm để nâng cao kiến thức bản thân, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm.

Hãy lựa chọn các nơi đào tạo nail có chất lượng tốt, uy tín và được nhiều người tin tưởng. Ngoài ra, bạn cũng cần chủ động trong việc học kiến thức mới và thường xuyên trau dồi kỹ năng để cải thiện tay nghề.
Vậy bạn đã trả lời được câu hỏi “mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn” hay chưa? Học viện Eva Xinh hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc và đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. Đừng quên cho chúng mình biết cảm nghĩ của bạn qua phần bình luận bên dưới nhé.
>>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT:

Học Viện Quốc tế Evaxinh Beauty Academy có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực đào tạo làm đẹp Spa thẩm mỹ, với trang thiết bị công nghệ tiến tiến nhất trên thế giới, đội ngũ giáo viên tận tình chuyên nghiệp, có trình độ tay nghề cao, có bằng cấp Quốc tế ITEC, và các văn bằng Quốc tế khác.